Quy Định Sản Xuất Nhãn Mác Quần Áo Xuất Khẩu

Uy Tín - Chất Lượng Hàng Đầu - Giá Cả Cạnh Tranh

Vietnam English English
Quy Định Sản Xuất Nhãn Mác Quần Áo Xuất Khẩu
01/03/2024 09:24 AM 97 Lượt xem

    Sản xuất nhãn mác quần áo có phải là yêu cầu bắt buộc?

    Câu trả lời là có. Nhãn mác không chỉ thiết lập sự nhận diện thương hiệu của bạn mà còn đưa ra các hướng dẫn giúp khách hàng chăm sóc tốt nhất cho quần áo sau khi mua. Trên thực tế, việc bắt buộc phải sản xuất nhãn mác quần áo kèm sản phẩm quan trọng đến mức các cơ quan bảo về người tiêu dùng ở Mỹ, Canada và một số nước khác đã đưa vào luật. Bên cạnh đó, một số tổ chức độc lập, chẳng hạn như Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) có các yêu cầu ghi nhãn riêng mà các công ty may mặc phải tuân thủ, nếu họ muốn nhận được chứng nhận của tổ chức này.

    Mặc dù các yêu cầu về sản xuất nhãn mác quần áo đều vì mục đích bảo vệ người tiêu dùng, nhưng có một số khác biệt quan trọng tại những thị trường khác nhau.

    Những cơ quan quản lý giám sát việc ghi nhãn hàng may mặc

    Tại Hoa Kỳ, FTC và Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CPB) giám sát các yêu cầu ghi nhãn đối với các sản phẩm dệt may. FTC xử lý việc quản lý các quy tắc ghi nhãn chăm sóc ở Mỹ, nhưng CPB sẽ xử lý việc kiểm soát và kiểm tra các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ các quốc gia khác.

    Tại Anh, Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp đã được giao nhiệm vụ phát triển và thực thi các quy định ghi nhãn mác hàng dệt may của quốc gia này. Tuy nhiên, trong một số tình huống, việc thực thi các quy tắc này có thể được giao cho các cơ quan thực thi pháp luật địa phương. Tại EU, việc dán nhãn hàng dệt may do Ủy ban Châu Âu giám sát, nhưng các quốc gia thành viên có thể có các yêu cầu về nhãn mác quần áo bổ sung của riêng mình.

    Các quy định về quần áo và dệt may của Úc được giám sát bởi Product Safety Australia (PSA), một bộ phận của Ủy ban Cạnh tranh & Người tiêu dùng Úc (ACCC). Tại New Zealand, việc gắn nhãn mác quần áo được giám sát bởi Ủy ban Thương mại.

    Một số quy định và Yêu cầu về nhãn mác quần áo tại Hoa Kỳ

    Tại Hoa Kỳ, FTC và CPB làm việc cùng nhau để cung cấp các yêu cầu về nhãn mác quần áo cho các nhà sản xuất dệt may trong nước và nước ngoài. Các yêu cầu được tóm tắt như sau:

    Hàm lượng sợi

    Tuân theo Đạo luật ghi nhãn sản phẩm len và Đạo luật nhận dạng sản phẩm sợi dệt, được coi chung là Đạo luật dệt và len, tất cả các sản phẩm may mặc được bán ở Hoa Kỳ phải có nhãn mác rõ ràng về thành phần sợi của chúng. Các nội dung này được liệt kê theo thứ tự giảm dần về tỷ lệ phần trăm, không nhất thiết phải liệt kê các vật liệu dạng sợi trong danh sách này.

     các loại sợi có trong trang phục có ý nghĩa chức năng được liệt kê, nhưng các loại sợi không có chức năng không nhất thiết phải liệt kê nếu nồng độ của chúng trong trang phục dưới 5%. Thay vào đó, các loại sợi này có thể được khai báo cùng nhau dưới dạng tổng tỉ lệ phần trăm dưới tiêu đề “các loại sợi khác”.

    Ngoài ta, các mặt hàng trang trí, chẳng hạn như bím tóc hoặc thắt lưng, không cần phải được liệt kê nếu chúng chiếm ít hơn 15% hàng may mặc. Nếu phần trang trí trên một sản phẩm dệt may không vượt quá 5% tổng thành phần của nó, thì có thể bỏ qua phần trang trí đó, nhưng cụm từ “Exclusive of Ornamentation” (loại trừ phần trang trí) nên được liệt kê ở cuối nhãn. Lớp lót phải được gắn nhãn mác riêng và tất cả nguyên liệu nên được liệt kê dưới tên chung thay vì tên thương mại của chúng.

    Nước xuất xứ

    FTC yêu cầu tất cả các nhãn quần áo phải thể hiện thông tin quốc gia nơi quần áo được sản xuất. Sản phẩm may mặc chỉ có thể được dán nhãn “Made in USA” nếu sản phẩm đó được sản xuất tại Hoa Kỳ và được làm từ nguyên liệu có xuất xứ tại Hoa Kỳ. Nếu sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ nhưng nguyên liệu có xuất xứ từ một quốc gia khác, trên nhãn mác phải ghi rõ “Made in the USA of Imported Materials” (sản xuất ở Mỹ với nguyên liệu nhập khẩu).

    Nhãn mác có thông tin nguồn gốc xuất xứ cụ thể

    Nhận dạng nhà sản xuất

    Quy định này góp phần không nhỏ giúp các nhãn hàng tiếp thị thương hiệu của mình. Nhãn mác trên một số sản phẩm được bán ở Hòa Kỳ phải có số nhận dạng đã đăng ký (RN) của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc tổ chức doanh nghiệp xử lý việc phân phối sản phẩm. Tất cả các công ty dệt may trong nước và các nhà nhập khẩu bắt buộc phải có RN. Con số này thể hiện rõ danh tính đại lí và bạn có thể củng cố hơn nữa nhận diện thương hiệu của mình bằng cách đưa tên của nhà sản xuất lên những chiếc nhãn mác quần áo.

    Vị trí nhãn

    Có thể bao gồm tất cả thông tin bắt buộc của FTC trên một nhãn mác hoặc thông tin này có thể được chia thành các nhãn mác riêng biệt. Những chiếc nhãn mác này phải được gắn trên quần áo, cho đến khi chúng đến tay người tiêu dùng. Có nghĩa là những thông tin bắt buộc này theo FTC không thể được đưa vào thẻ treo. Nếu quần áo có cổ, thông tin quốc gia xuất xứ phải được đặt ở chính giữa bên trong cổ, và các nhãn mác khác phải được đặt ở những vị trí dễ nhận thấy.

    Mác được gắn ở cổ áo

    Các yêu cầu về nhãn mác quần áo ở Anh

    Mặc dù mỗi chiếc nhãn mác đều có kích thước nhỏ, nhưng chúng cần phải chứa những thông tin cụ thể cần thiết cho người tiêu dùng. Hãy tham khảo một số quy định tại Vương Quốc Anh:

    Thành phần sợi

    Là một phần của Quy định ghi nhãn hàng dệt may của Chính phủ, hàm lượng sợi phải được hiển thị rõ ràng trên nhãn mác. Để thể hiện điều này, bạn sẽ cần tính thành phần sợi của sản phẩm quần áo theo tỉ lệ phần trăm. Ví dụ: “100% cotton”.

    Các quy định bao gồm hàm lượng sợi giải thích các định nghĩa của một số chất liệu và sử dụng các cụm từ như “Pure” (nguyên chất) hoặc “100%”,… Ngoài ra, còn có thông tin về các mô tả chung và cách xác định thành phần của sản phẩm may mặc.

    Thông tin quốc gia xuất xứ

    Thông tin này không bắt buộc trong sản xuất hàng may mặc ở Anh. Tuy nhiên, quốc gia xuất xứ là một phần của các quy định thương mại. Điều này là bắt buộc để các thương hiêu không đánh lừa khách hàng về nơi sản xuất mặt hàng. Ví dụ: nếu quần áo của bạn được thiết kế tại Vương quốc Anh nhưng được sản xuất tại Trung Quốc thì thông tin “Made in China” (Sản xuất tại Trung Quốc) phải được hiển thị rõ ràng.

    Hướng dẫn giặt và chăm sóc quần áo

    Hướng dẫn chăm sóc quần áo không phải là thông tin bắt buộc của nhãn mác quần áo ở Anh, nhưng chúng được khuyến khích để giúp cho khách hàng có thể kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Hầu hết các nhà sản xuất đều cung cấp hướng dẫn chăm sóc và giặt ủi quần áo trong quá trình sản xuất xuất như một quy trình tiêu chuẩn. Bạn có thể làm việc với nhà cung cấp nhãn mác để đảm bảo thông tin có lợi và rõ ràng cho khách hàng của bạn.

    Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng dự định của bạn, bạn có thể bao gồm các hướng dẫn chăm sóc ngắn gọn, linh hoạt, chẳng hạn như:

    • Giặt từ trong ra ngoài
    • Chỉ được Giặt khô
    • Là ủi mặt trong
    • Giặt các màu tương tự với nhau
    • Định hình lại khi bị ẩm

    Ngoài ra, còn có một loạt các ký hiệu phổ biến được sử dụng ở Châu Âu có tên là GINETEX để xác định các yêu cầu rửa và chăm sóc cụ thể. Có năm loại ký hiệu chính bao gồm:

    • Nhiệt độ và loại giặt
    • Làm khô
    • Nhiệt độ ủi
    • Các tùy chọn tẩy trắng
    • Chỉ giặt khô

    Quần áo dễ cháy

    Nếu bạn đang sản xuất các loại hàng may mặc cụ thể như quần áo trẻ em, quần áo sơ sinh và đồ ngủ, nhãn mác quần áo phải hiển thị thông tin đáp ứng BS-5722 – là tiêu chuẩn của Anh về tính dễ cháy

    Nếu quần áo không đáp ứng được các tiêu chuẩn này, bạn phải ghi trên nhãn là “Keep away from fire”(tránh xa lửa). Nội dung này cần thực hiện một số yêu cầu về phông chữ và ký tự cụ thể để đảm bảo nó có thể được đọc rõ ràng. Nó phải có phông chữ Arial màu đỏ đậm và có kích thước tối thiểu là 10pt bằng chữ in hoa.

    Đây là yêu cầu trên nhãn mác quần áo bắt buộc phải tuân thủ vì bất kì việc vi phạm nào có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng nếu họ không được thông tin đầy đủ. Nếu bạn cần thêm thông tin về vấn đề này, hãy xem các tiêu chuẩn về tính dễ cháy và Quy định về quần áo ngủ (an toàn) năm 1985 tại đây.

    Vị trí nhãn mác

    Vị trí nhãn của bạn phải được chỉ định rõ ràng khi bạn hoàn thành thiết kế của mình. Hầu hết các nhà sản xuất quần áo sẽ đặt một nhãn ở đường may bên trong của quần áo. Đây là vị trí dễ tìm nhưng bị ẩn khi nhìn từ phía ngoài.

    Lượng thông tin bạn cần đưa vào sẽ xác định độ dài của nhãn. Vị trí của nhãn nên được nghiên cứu trong thiết kế và thảo luận với nhà sản xuất quần áo của bạn để đảm bảo tất cả các thông tin được hiển thị rõ ràng.

    Thông tin thương hiệu và số hiệu kiểu dáng

    Thương hiệu làm một yếu tố quan trọng trong sản xuất quần áo. Một chiếc nhãn mác nhỏ bé đôi khi cũng có thể tạo nên sự khác biệt. Nhiều người tiêu dùng được hỏi đồ bạn đang mặc đến từ đâu, kích thước nào. Câu trả lời được tìm ở ngay chiếc nhãn mác gắn trên quần áo. Đặc biệt đối với những sản phẩm đã được họ sử dụng nhiều năm.

    Mác dệt logo một thương hiệu nổi tiếng

    Vì trên nhãn mác quần áo giới hạn không gian, nên chỉ cần một logo là đủ. Logo có thể ở một mác riêng, hoặc thiết kế chung với thông tin size hoặc thành phần.

    Thông tin khác

    Đối với các thương hiệu có chứng nhận hoặc giải thưởng đặc biệt, thông tin này có thể được hiển thị trên nhãn mác quần áo. Các chi tiết cụ thể như sản xuất bền vững hoặc thân thiện với môi trường có thể được hiển thị ở đây.

    Các quy định về nhãn mác ở Liên minh Châu Âu – EU

    EU đã đặt ra nhiều quy định liên quan đến việc dán nhãn các sản phẩm dệt may được bán trong các quốc gia thành viên của mình. Những chiếc nhãn mác phải được thể hiện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của quốc gia thành viên – nơi sản phẩm gắn chúng được bán và cũng phải bao gồm các thông tin sau:

    Thành phần sợi

    Thành phần sợi của các sản phẩm dệt may được bán trong Liên minh Châu Âu phải được dán nhãn rõ ràng trong khu vực dễ tiếp cận. Nhãn chứa thông tin này phải được gắn một cách an toàn và bền, và thông tin này không được bao gồm các chữ viết tắt ngoài các mã xử lý cơ giới hóa được quy định theo tiêu chuẩn quốc tế.

    Chỉ những sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ một loại sợi mới có thể được dán nhãn là “100 %” và các loại sợi trang trí có tỉ trọng dưới 7% thì không cần thể hiện trên nhãn mác. Ngoài ra, không cần thiết phải ghi nhãn các chất chống tĩnh điện có tỉ trọng dưới 2%. Bất kì thành phần không phải sợi nào có nguồn gốc từ động vật phải được ghi rõ.

    Nước xuất xứ

    Quy định luật pháp liên quan đến việc khai báo xuất xứ không được thống nhất trong EU. Một số thành viên có thể yêu cầu những thông tin này, nhưng một số quốc gia thì không.

    Hướng dẫn giặt và chăm sóc

    Việc ghi nhãn chăm sóc không bắt buộc theo luật của Liên minh Châu Âu, nhưng một số quốc gia thành viên nhất định, chẳng hạn như Áo có thể yêu cầu ghi nhãn này. Tuy nghiên, EU có thể phát thiện các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm bị lỗi theo chỉ thị về Trách nhiệm sản phẩm năm 1985, nếu họ không cung cấp thông tin này. Do đó, việc ghi nhãn chăm sóc đối với các sản phẩm dệt may được bán ở Liên minh Châu Âu rất được khuyến khích.

    Nhận dạng nhà sản xuất

    Luật EU không bắt buộc phải nhận dạng nhà sản xuất. Tuy nhiên, bạn nên đưa ra thông tin thương hiệu của mình vào các mặt hàng được bán ở Liên minh Châu Âu để cải thiện khả năng hiển thị thương hiệu của mình.

    Các yếu tố khác

    Luật pháp liên quan đến vị trí gắn nhãn mác không được thống nhất trong Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu sang khối này cần nhận thức được tầm quan trọng của nhãn “Ecolabel” của Châu Âu. Loại nhãn này dành cho cả thực phẩm và sản phẩm dệt may tự nhiên.

    Để nhận được “Ecolabel”, các nhà sản xuất phải yêu cầu chứng nhận từ Hội đồng Ghi nhãn Châu Âu. Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý là EU có các yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với sự an toàn của các sản phẩm dệt may. Nếu sản phẩm của bạn không phù hợp với các yêu cầu này, chúng sẽ không được phép vào Liên minh Châu Âu.

    Các quy định nhãn mác quần áo tại Australia

    Các nhà sản xuất dệt may muốn kinh doanh ở Úc phải tuân theo các nguyên tắc ghi nhãn sau:

    Thành phần sợi

    Úc không còn bắt buộc gắn nhãn hàm lượng sợi kể từ năm 2010. Luật quy định yêu cầu này đã hết hiệu lực vào năm 2011 khi Luật Người tiêu dùng Úc được thông qua. Tuy nhiên, nó vẫn được coi là hoạt động động cần thiết tại quốc gia này. Các nhà sản xuất sẽ khai báo rõ ràng tỷ lệ phần trăm của mỗi loại sợi theo thứ tự giảm dần.

    Ngoại lệ, bang New South Wales (NSW) của Úc vẫn có luật gắn nhãn thành phần sợi. Cần phải tuân thủ điều khoản này khi bán các sản phẩm dệt may tại tiểu bang.

    Nước xuất xứ

    Các yêu cầu ghi nhãn khác nhau được bắt buộc đối với các mặt hàng được sản xuất hoàn toàn tại Úc, một phần tại Úc hoặc nhập khẩu toàn bộ. Những yêu cầu này được nêu chi tiết trong Đạo luật cạnh tranh và Người tiêu dùng 2010, Đạo luật thương mại và Đạo luật Hải quan 1901

    Hướng dẫn giặt và chăm sóc

    Australia có luật gắn nhãn chăm sóc toàn diện được thực thi bởi ACCC. Nhãn chăm sóc ở Úc phải cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về cách:

    • Chăm sóc các sản phẩm dệt may
    • Hiểu về chi phí làm sạch, chẳng hạn như giặt hấp, liên quan đến việc mua một số sản phẩm dệt may.
    • Sử dụng nhiệt độ nước chính xác để làm sạch sản phẩm.
    • Tối đa hóa tuổi thọ sử dụng của các sản phẩm dệt may
    • Tránh làm hỏng quần áo khoác trong quá trình giặt

    Nhận dạng nhà sản xuất

    Ở Úc không bắt buộc phải dán nhãn nhận dạng nhà sản xuất một cách rõ ràng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xây dựng thương hiệu sản phẩm của bạn một cách phù hợp, nếu như bạn muốn tăng khả năng hiển thị thương hiệu của mình.

    Các yếu tố khác

    Luật pháp Úc từng yêu cầu quần áo phải tuân theo các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kích cỡ. Tuy nhiên, luật này đã bị rút lại vào năm 2009.

    Nếu không tuân theo quy định có bị phạt không?

    Luật gắn nhãn trên sản phẩm may mặc khác nhau giữa các quốc gia và mỗi quốc gia đã đưa ra các hình phạt riêng đối với việc không tuân thủ các luật này. Tại Hoa Kỳ, không có quy định nào về tiền phạt cho việc không tuân thủ luật ghi nhãn, nhưng FTC được biết là sẽ điều tra các công ty dệt may khi họ không gắn nhãn đúng cách cho sản phẩm của mình.

    Ví dụ, cơ quan quản lý này đã từng phạt Tommy Hilfiger và Jones Apparel 300.000 đô la khi các công ty này không cung cấp nhãn mác phù hợp. Các công ty khác, chẳng hạn như Moht Fur Company, đã trả khoản tiền phạt tương tự vì không thể hiện thông tin xuất xứ của những sản phẩm họ bán. Các cơ quan quản lý ở các quốc gia khác đều có khả năng truy tố bất kỳ trường hợp nào không tuân thủ luật ghi nhãn của họ. Do đó, việc tuân thủ nghiêm ngặt luật liên quan được khuyến khích.

    Có yêu cầu khác nhau cho nhãn mác sản phẩm người lớn và trẻ em không?

    Hoa Kỳ áp dụng các yêu cầu ghi nhãn giống nhau đối với quần áo dành cho người lớn và trẻ em, điều này cũng được áp dụng tại Australia. Mặc dù EU có các yêu cầu rất nghiêm ngặt về an toàn đối với các sản phẩm dệt may dành cho trẻ em, nhưng EU có các yêu cầu về nhãn mác giống nhau đối với tất cả người tiêu dùng. Vương Quốc Anh áp dụng các yêu cầu ghi nhãn dễ cháy đối với một số loại quần áo trẻ em.

    Làm việc với nhà sản xuất may mặc

    Những nhà sản xuất may mặc thường có quy định riêng về nhãn mác trong sản phẩm của họ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm việc với đối tác chuyên sản xuất nhãn mác như Thanh Bình để thiết kế theo ý tưởng của bản thân. Phương án này hiệu quả hơn vì với sự trợ giúp của chuyên gia, bạn sẽ dễ dàng tuân thủ các quy định của địa phương và Quốc tế.

    Xem thêm:

    Kinh nghiệm sản xuất mác dệt

    Zalo
    Hotline